Chuyển đổi số là gì ? Những vấn đề thường gặp khi chuyển đổi số

Posted on Tin tức 176 lượt xem

Trong thời đại 4.0, nhiều công nghệ mới được tạo ra với sự tối ưu hoạt động vận hành thì câu chuyện chuyển đổi số không phải là của riêng doanh nghiệp nào, không phải là cân nhắc có nên hay không mà là “phải chuyển đổi”, nếu không thực hiện doanh nghiệp sớm muộn sẽ đi sau thời đại và có thể thất bại. Vậy chuyển đổi số là gì? và chuyển đổi số doanh nghiệp cần làm gì?

  1. Chuyển đổi số là gì?

Có khá nhiều định nghĩa được đưa ra về chuyển đổi số nhưng chung quy lại thì chuyển đổi số là quá trình áp dụng công nghệ như điện toán đám mây (Cloud), dữ liệu lớn (Big Data),… vào quá trình vận hành, lãnh đạo, quy trình làm việc của doanh nghiệp. Thêm vào đó nó còn tác động đến văn hóa doanh nghiệp, sự sáng tạo để tiếp cận nhanh chóng xu hướng thời đại.

2. Sự nhầm lẫn giữ “số hóa” và “chuyển đổi số”

Một số người vẫn nhầm lẫn chuyển đổi số giống với số hóa, họ vẫ đang cảm thấy mơ hồ về hai khái niệm này. Vậy số hóa và chuyển đổi số có thật sự giống nhau?

Trong hội thảo Chuyển đổi số – Cơ hội và thách thức diễn ra tháng 11/2018 tại Hà Nội, ông Nguyễn Thành Phúc, Cục trưởng Cục tin học hoá – Bộ Thông tin và Truyền thông đã giải thích “số hóa” là việc biến đổi các giá trị thực sang dạng số, còn “chuyển đổi số” là sau khi đã chuyển đổi sang dạng số sau đó áp dụng các công nghệ như AI, Big Data… để phân tích dữ liệu, biến đổi nó và tạo ra một giá trị khác.

3. Vai trò của chuyển đổi số với doanh nghiệp

  • Tăng sự minh bạch và hiệu quả trong hệ thống quản trị doanh nghiệp: Dựa trên công nghệ điện toán đám mây, các hoạt động của doanh nghiệp như ghi nhận doanh số, biến đổi về nhân sự,…sẽ được cập nhật thường xuyên trên phần mềm quản lý doanh nghiệp. Điều này giúp CEO có thể quản lý hiệu quả và xử lý nhanh chóng.
  • Tăng sự kết nối giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp: Sự liên kết thông tin giữa các phòng, ban trong doanh nghiệp có thể giao tiếp với các bộ phận khác thông qua hệ thống giao tiếp nội bộ. Giúp cho quá trình vận hành diễn ra nhanh chóng, không bị tắc nghẽn như: phục vụ khách hàng bị chậm trễ, lượng hàng bán được giảm sút,…
  • Tối ưu hóa năng suất nhân viên: Chuyển đổi số sẽ giúp doanh nghiệp khai thác được tối đa năng lực làm việc của nhân viên trong công ty. Bởi những công việc có giá trị gia tăng thấp, hệ thống có thể tự động thực hiện mà doanh nghiệp không cần tốn chi phí trả lương cho nhân viên, đồng thời cũng giúp nhân viên có thêm thời gian để nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ, thực hiện các công việc quan trọng khác. Chuyển đổi số cũng giúp người quản lý dễ dàng đánh giá chất lượng công việc của từng nhân viên qua số liệu báo cáo nhận lại cuối ngày, cuối tuần, cuối tháng hoặc cuối quý.
  • Nâng cao khả năng cạnh tranh: Nếu doanh nghiệp sở hữu nền tảng số hóa sẽ có thể triển khai và vận hành doanh nghiệp hiệu quả, chính xác và chất lượng. Bởi các giải pháp quản trị và vận hành số hóa sẽ tăng tính hiệu quả và chính xác trong các quyết định của doanh nghiệp. Đồng thời, chuyển đổi số cũng giúp doanh nghiệp nâng cao khả năng cạnh tranh với các doanh nghiệp khác trong việc tương tác nhanh chóng với khách hàng, chính sách chăm sóc và phục vụ khách hàng,…

Thách thức phía trước – Nhưng nếu bắt tay vào thực hiện chắc chắn nó sẽ tốt cho doanh nghiệp.

Chuyển đổi số đề cập những thay đổi trong đổi mới sản phẩm, tập trung vào trải nghiệm phân phối, vận chuyển đến người tiêu dùng, tái cấu trúc nội bộ các hoạt động kinh doanh và văn hóa công ty.

4. Chuyển đổi số tại Việt Nam 

Việt Nam là một thị trường rất lớn với hơn 100 triệu dân, đang có lợi thế về chuyển đổi số rất lớn. Hơn 70% người dân sử dụng internet, thiết bị thông minh cộng với cộng đồng doanh nghiệp, công nghệ năng động và Chính phủ đã đưa ra nhiều chính sách hổ trợ. Đây là những yếu tố tạo tiền đề cho công cuộc chuyển đổi số đất nước, các doanh nghiệp phát triển và chuyển đổi số trong giai đoạn tới.

Trong Diễn đàn Doanh nghiệp & Chuyển đổi số Việt Nam 2020: Thoát hiểm và bứt tốc sau Covid-19, ông Chử Văn Lâm – Tổng biên tập Tạp chí Kinh tế Việt Nam cho rằng, kinh tế số đã trở thành một xu thế tất yếu đối với các quốc gia trên thế giới. Chính phủ Việt Nam đã phê duyệt Chương trình Chuyển đổi số Quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 với mục tiêu Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn và rộng khắp.

Ông Nguyễn Minh Vũ, Thứ trưởng Bộ Ngoại giao cho rằng công nghệ đang ngày càng phát triển và tất yếu sẽ mở ra một thời kỳ phát triển mới-thời đại số. Quá trình chuyển đổi số hứa hẹn giúp các doanh nghiệp giảm chi phí, kiểm soát rủi ro, nâng cao hiệu suất lao động, hiệu quả kinh doanh và đặc biệt là tiếp cận khách hàng dễ dàng hơn, rộng rãi hơn, nhanh chóng hơn. Nhiều dự báo cho rằng, 5-10 năm tới là giai đoạn rất quan trọng của quá trình chuyển đổi số và chỉ từ 2-3 năm tới, sự phổ cập công nghệ 5G sẽ tạo thêm những đột phá rất sâu rộng về quy mô và tốc độ của thông tin, xu thế toàn cầu hoá, tương quan sức mạnh và quan hệ giữa các quốc gia.

Chuyển đổi số là chủ trương đúng, kịp thời. Lợi thế của Việt Nam là có hạ tầng phát triển nhanh, nhân lực trẻ, sáng tạo, thích ứng nhanh. Chúng tôi có 800 trường cao đẳng trung cấp, trước đây học trực tuyến xa lạ nhưng khi Covid-19 xảy ra học trực tuyến được áp dụng phổ biến. Lúc đầu đúng là có tâm lý lo ngại làm sao để học chất lượng, học sinh chưa được trang bị tốt, nhưng đến nay 60% các trường đã tổ chức học trực tuyến, các ứng dụng cũng sẵn có trên mạng để phát triển.

Tuy nhiên, thách thức hiện nay là thay đổi thói quen, học đi đôi với hành, thực hành liên tục với thầy cô và nhà trường. Thay đổi tất cả sẽ rất khó nhưng trước mắt chúng ta có thể thay đổi nội dung lý thuyết.

Một thách thức nữa là người dân hiểu biết về công nghệ thông tin chưa cao.

Rõ ràng chỉ một mình hệ thống giáo dục đào tạo tổ chức vận hành thì khó thành công, vai trò của doanh nghiệp công nghệ với thế mạnh của mình sẽ hỗ trợ xây dựng nền tảng hạ tầng. Học liệu chương trình đào tạo chuyển đổi số giúp cho quá trình chuyển đổi số hiệu quả hơn.

Một khó khăn nữa là nguồn lực đầu tư hạn chế. Tới đây chắc chắn sau chương trình Chuyển đổi số quốc gia thì phải có đề án chiến lược chuyển đổi số cho đào tạo. Chúng ta phải đi theo chiến lược bài bản, cụ thể thế nào thì phải tính toán.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *